Nguyên lý số 2: Đòn bẩy
Ta luôn có thể dùng 1 khía cạnh mạnh để kéo 1 khía cạnh yếu.
Tư duy thông thường là để tiến xa, bạn phải chấp nhận “hy sinh”, phải “tập trung”. Tư duy Tomi-ism nói rằng, chính sự cân bằng sẽ cho bạn động lực phát triển.
Khi nhìn mọi thứ qua lăng kính cân bằng của Tomi-ism, bạn sẽ nhận thấy những vấn đề của một khía cạnh cụ thể.
Thí dụ: Tăng cường tích lũy tài chính rất cần đến nguồn lực của các khía cạnh khác:
- Bạn sẽ cần tận dụng Quan Hệ tốt để tìm các cơ hội công việc, đầu tư
- Bạn chắc chắn sẽ cần Sức Khỏe tinh thần vững vàng và sáng suốt để ra quyết định chính xác
Bởi vậy, một người theo chủ nghĩa Tomi-ism khi tìm giải pháp, sẽ luôn đặt câu hỏi: “Liệu tôi có thể dùng khía cạnh khác để hỗ trợ khía cạnh này không?”
Các câu hỏi sẽ như là:
- Liệu tôi có thể dùng khía cạnh Quan Hệ để giải quyết vấn đề lười tập thể dục: đi tập cùng bạn bè.
- Liệu tôi có thể dùng khía cạnh Sở Thích để giải quyết vấn đề tài chính: kinh doanh hoặc mở kênh Tik Tok chia sẻ về sở thích của bạn.
- Liệu tôi có thể dùng khía cạnh Sức Khỏe để giải quyết vấn đề Sở Thích: biến việc tập luyện trở thành 1 Sở Thích.
- Liệu tôi có thể dùng khía cạnh Tài Chính để giải quyết vấn đề Quan Hệ: chuyển đến sống gần nhà bạn bè hoặc bay về thăm bố mẹ thường xuyên.
Bằng cách này, một người Tomi-ism sẽ có nhiều nguồn lực hơn và nhiều cảm hứng sáng tạo hơn trong việc giải quyết vấn đề của anh ta.
Quan trọng hơn khi sử dụng khía cạnh này để giải quyết vấn đề của khía cạnh khác, bạn cũng đang thúc đẩy sự cân bằng trong khi vẫn đạt được mục tiêu của mình.