Triết lý cân bằng (Tomi-ism) là gì?
Triết lý cân bằng (Tomi-ism) là một triết lý định nghĩa lại sự giàu có và quan trọng hơn chỉ ra cách đạt được nó.
Triết lý cân bằng (Tomi-ism) không phải là 1 triết lý mới. Nó chỉ là góc nhìn mới dựa trên các tri thức của nhân loại: đạo Phật, chủ nghĩa Stoic, chủ nghĩa Tối Giản và Carpe Diem
Triết lý cân bằng (Tomi-ism) nói rằng cuộc sống giàu có không chỉ nằm ở tiền bạc. Nó nằm ở sự cân bằng giữa 4 yếu tố:
– Tài chính
– Các mối quan hệ: Gia đình, bạn bè
– Sức khoẻ: Gồm cả sức khoẻ tinh thần và sức khỏe thể chất
– Các thú vui, đam mê trong cuộc sống
Trong triết lý cân bằng (Tomi-ism), một người có thể nghèo nhiều thứ không chỉ mỗi tiền: nghèo quan hệ, nghèo sức khỏe, nghèo sở thích.
Thí dụ:
– Bạn có 50 tỷ nhưng bạn bệnh tật liên miên. Bạn sẽ không được xem là giàu
– Bạn sống cuộc đời rất vui vẻ, an yên, nhưng nếu ngày mai ba của bạn nhập viện và cần 100 triệu phẫu thuật, bạn không có tiền để trả cho ca mổ đó. Bạn cũng sẽ không được xem là giàu
Tư duy triết lý cân bằng (Tomi-ism)
Một người theo chủ nghĩa Tomi-ism luôn muốn sống một cuộc đời giàu có. Anh ta làm điều đó bằng cách tìm kiếm sự cân bằng trong mọi việc mà mình làm.
Khi có một vấn đề xảy ra, thí dụ: mâu thuẫn vợ chồng hay thu nhập giảm hay sức khoẻ kém, người đó sẽ đặt câu hỏi “Sự mất cân bằng nào đã gây ra vấn đề này?”.
Khi đánh giá một giải pháp, người đó thường đặt câu hỏi: “Giải pháp/ sáng kiến này đã cân bằng chưa, nó có thể gây ra những sự mất cân bằng nào trong tương lai?”
Tư duy Triết lý cân bằng (Tomi-ism) gồm các 6 nguyên lý cơ bản:
-
Nguyên lý thứ nhất: Sự cân bằng tự thân
-
Nguyên lý thứ hai: Đòn bẩy
-
Nguyên lý thứ ba: Tiêu sản và Tài sản
-
Nguyên lý thứ tư: Làm gì để không hối tiếc
-
Nguyên lý thứ năm: Mức tối thiểu
-
Nguyên lý thứ sáu: Dòng chảy