Nguyên lý 5: Mức tối thiểu
Có phải bạn đang cảm thấy cạn kiệt (tiền, năng lượng, sức khỏe, mối quan hệ)?
Cảm giác cạn kiệt, mệt mỏi hoặc “nghèo” 1 trong 4 lĩnh vực bên trên chính là dấu hiệu bạn đang thiếu thốn.
Việc thiếu thốn, nghèo nàn này chính là nguyên nhân cốt lõi của việc mất cân bằng ở từng lĩnh vực, và kéo theo ra cả 3 lĩnh vực còn lại.
Triết lý Tomi-ism gọi trạng thái này là: Mức tối thiểu.
Mức tối thiểu của 1 lĩnh vực thể hiện việc bạn cần có “nguồn lực” ít nhất để duy trì trạng thái “ổn” của 1 lĩnh vực.
Ví dụ
- Tối thiểu của mối quan hệ với 1 người mẹ là dành ít nhất 8 tiếng/ngày để chăm sóc con.
- Tối thiểu của sức khỏe với 1 người bình thường là ngủ 7-8 tiếng/ngày.
- Tối thiểu của đam mê là cần 5% thu nhập/tháng cho hưởng thụ, vui chơi giải trí
- Tối thiểu của tài chính với 1 người đi làm là có quỹ thất nghiệp trị giá 6 tháng chi tiêu thiết yếu.
Mức tối thiểu của mỗi người sẽ khác nhau, phụ thuộc vào nhu cầu sinh tồn của họ.
Bất cứ khi nào bạn xuống dưới mức tối thiểu, MẤT CÂN BẰNG sẽ đến.
Nên việc quan trọng nhất là: Ý thức rõ, một cách cụ thể về con số cho từng mức tối thiểu của từng lĩnh vực.
Ứng dụng
Bước 1: Với mỗi lĩnh vực, viết xuống top 5 ưu tiên của bạn.
Ví dụ: Mối quan hệ:
- Con
- Bản thân
- Chồng
- Sếp – Mẹ
- Thầy – Em trai
Bước 2: Bên cạnh từng ưu tiên, bạn viết thêm 1 con số về tiền, và 1 con số về thời gian mà bạn cảm thấy cần tối thiểu.
Ví dụ: Mối quan hệ:
- Con – 6 tiếng/ngày – 5.000.000/tháng
- Bản thân – 3 tiếng/ngày – 3.000.000/tháng
- Chồng – 2 tiếng/ngày – 500.000/tháng
- Sếp – Mẹ – 1 tiếng/ngày – 500.000/tháng
- Thầy – Em trai – 0.5 tiếng/ngày – 200.000/tháng
Bước 3: Các con số bạn viết xuống, chính là mức tối thiểu mà bạn cần duy trì! Hãy lưu ý nó!