Nguyên lý 6: Dòng chảy
Nguyên lý này giúp bạn đánh giá tất cả các hành động của mình đang thúc đẩy sự cân bằng, hay làm suy giảm nó.
Nguyên lý dòng chảy gồm 2 mặt: Chi phí và lợi nhuận
Chi phí
Về cơ bản, mọi hành động đều phát sinh “chi phí”.
Ví dụ:
Bạn dành 30 phút nằm lướt Tiktok xem các clip hài sau 1 ngày đi làm mệt mỏi. Đây là 1 hành động thuộc khía cạnh Sở Thích và sử dụng chi phí là thời gian của 3 khía cạnh còn lại.
Lợi nhuận
Các hành động cũng có thể phát sinh “lợi nhuận”
Sau 30 phút nằm lướt Tiktok, tinh thần bạn trở lên sảng khoái và nhờ đó bạn có thể tiếp tục làm thêm buổi tối để kiếm thu nhập.
Như vậy một hành động thuộc khía cạnh Sở Thích đã mang lại “lợi nhuận” cho khía cạnh Tài Chính.
Qua thí dụ này bạn có thể nhìn thấy một “dòng chảy”:
- Nhu cầu của khía cạnh Sở Thích —-> Lướt Tiktok hài nửa tiếng sau khi đi làm —> Có sức làm việc –> phát triển khía cạnh Tài Chính
Ta có thể thấy hành động lướt Tiktok nửa tiếng làm bạn trở lên cân bằng hơn vì nó cùng lúc thúc đẩy sự phát triển của 2 khía cạnh: Sở Thích và Tài Chính.
Nhưng ngược lại, nếu bạn lướt Titkok 3 tiếng tới 10h tối. Bạn bắt đầu buồn ngủ và không thể tập trung làm việc nữa. Lúc này hành động lướt Tiktok lại tiếp tục làm tốn thêm chi phí của khía cạnh Tài Chính.
- Nhu cầu của khía cạnh Sở Thích —-> Lướt Tiktok hài ba tiếng một ngày —> Mệt, không làm được việc –> khía cạnh Tài Chính bị ảnh hưởng
Lúc này hành động lướt Tiktok ba tiếng một ngày làm bạn trở lên mất cân bằng vì nó tạo sự mâu thuẫn giữa khía cạnh Sở Thích và Tài Chính.
Thay vì tư duy đánh đổi thông thường: “Bạn muốn có A thì phải hy sinh B”, nguyên lý dòng chảy mang lại cho bạn cơ hội phát triển mà vẫn không đánh mất sự cân bằng: “Bạn có thể có cả A lẫn B, thậm chí A còn giúp B phát triển”
Ứng dụng:
Bạn có thể áp dụng nguyên lý này bằng một câu hỏi đơn giản trước mỗi sự việc:
“Hành động này có thúc đẩy ít nhất 2 khía cạnh cùng phát triển hay không?”